Cấy ghép implant có nguy hiểm không?
Cấy ghép implant là một thủ thuật điều trị chuyên sâu. Việc đưa chân răng sinh học vào trong xương, tiệm cận đến những mốc giải phẫu nhạy cảm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy cấy ghép implant có nguy hiểm không? tiềm ẩn những nguy cơ gì? làm sao để hạn chế những nguy cơ đó? hãy cùng chuyên gia Lạc Việt phân tích bạn nhé.

Cấy ghép implant có những nguy hiểm gì? cách phòng tránh ra sao?
Những nguy hiểm khi cấy ghép implant bao gồm những sai lầm trong kỹ thuật dẫn tới những thương tổn cấu trúc giải phẫu như dây thần kinh răng dưới, xoang hàm hay thủng vào sàn miệng hay những nguy cơ do vô khuẩn kém như nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng xa ra tổ chức lân cận hoặc nhiễm trùng huyết. Những mối nguy hiểm này đều do bác sĩ hoặc môi trường phẫu thuật tại trung tâm nha khoa không tốt, do đó cách tốt nhất để phòng tránh tai biến là quý vị hãy lựa chọn cho mình một bác sĩ implant tốt nhất và trung tâm nha khoa uy tín với hệ thống vô khuẩn chuyên sâu về implant tốt nhất. Cụ thể những biến chứng như sau:
+ Biến chứng thủng xoang hàm.
Xoang hàm là một cấu trúc rỗng nằm trong xương hàm trên, liên quan đến các chân răng 4,5,6,7,8 hàm trên, khi bị mất răng xoang hàm sẽ sa xuống chiếm mất chỗ nằm của chân implant khi cấy ghép vào vùng này.
Thủng xoang hàm là nguy cơ có thể gặp phải khi đặt implant ở vùng răng sau hàm trên (các răng 4,5,6, và 7). Nguyên nhân hay gặp nhất dẫn tới thủng xoang hàm là do trung tâm nha khoa không có thiết bị chẩn đoán hình ảnh hoặc thiết bị không tốt dẫn tới bác sĩ phẫu thuật không xác định được đáy xoang. Một nguyên nhân khác có thể do bác sĩ sử dụng những kỹ thuật nâng xoang cũ hoặc thao tác không tốt dẫn tới thủng xoang hàm khi nâng xoang.
Khi bị thủng xoang hàm sẽ dẫn tới nguy cơ viêm xoang hàm, từ đó dẫn tới viêm đa xoang. Một biến chứng nặng nề hơn là tạo ra tổn thương thông mũi – miệng.
Để phòng tránh thủng xoang, bác sĩ phẫu thuật cần chẩn đoán chính xác vị trí và tình trạng đáy xoang, màng xoang. Từ đó đề ra phương án và áp dụng kỹ thuật tiếp cận màng xoang phù hợp nhất.

+ Biến chứng tổn thương thần kinh răng dưới.
Tổn thương thần kinh răng dưới tương đối ít gặp, nhưng biến chứng này gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh và rất khó điều trị khỏi.
Dây thần kinh răng dưới nằm trong ống răng dưới, kéo dài từ gai spix đến lỗ cằm, chạy sát các chân răng hàm hàm dưới. Khi đặt implant vùng răng này, nếu không có phim X Quang hoặc phim X Quang không tốt, hay bác sĩ không phát hiện chính xác ống răng dưới hoặc thao tác phẫu thuật thô bạo có thể làm tổn thương dây thần kinh này, làm cho người bệnh bị tê môi kéo dài, mất cảm giác một nửa môi dười, 1 nửa cung răng hàm dưới. Trong những trường hợp thương tổn nặng có thể gây ra đau môi dưới, nóng rát môi dưới cho người bệnh.
Để biến chứng không xẩy ra, bác sĩ phẫu thuật cần phát hiện và đo đạc chính xác vị trí dây thần kinh răng dưới, cần xác lập một khoảng cách an toàn (2mm) kể từ chóp implant đến ống răng dưới để không làm tổn thương dây này khi đặt implant.

+ Biến chứng khoan vào sàn miệng.
Đây thực sự là biến chứng nguy hiểm, là biến chứng có thể dẫn tới chết người trong phẫu thuật đặt implant.
Về mặt giải phẫu, xương hàm dưới tại vùng răng 6, 7 thường có xu hướng nghiêng ngoài, có một điểm lõm gọi là hố chéo trong.
Khi bác sĩ phẫu thuật thiếu kinh nghiệm hoặc không có sự hỗ trợ của phim x quang dẫn tới không phát hiện được sự nghiêng quá mức của xương hàm, quá trình khoan đặt implant theo phương thẳng đứng sẽ làm thủng thành trong xương hàm dưới, làm tổn thương hệ thống thần kinh và mạch máu vùng sàn miệng dẫn tới tụ máu rất nguy hiểm.
Để tránh biến chứng này xảy ra, bác sĩ phẫu thuật cần kiểm tra bằng thăm khám khi phẫu thuật vùng này, kết hợp với quan sát trên phim x quang để đánh giá chính xác nhất.
+ Biến chứng nhiễm trùng.
Nhiễm trùng là một điều tệ hại nhất khi cấy ghép implant. Khi bạn bị nhiễm trùng thì nguy cơ thải ghép và thất bại gần như chắc chắn.
Nhiễm trùng thường xẩy ra do môi trường phẫu thuật kém, mức độ vô khuẩn trang thiết bị không đảm bảo.
Tại Hà Nội, phẫu thuật đặt implant đa phần được tiến hành tại các phòng khám nha khoa thông thường đã làm tăng nguy cơ nhiễm trùng implant lên đến mức cao, làm tăng tỉ lệ thất bại khi cấy ghép implant.
Tại hội nghị I.C.O.I năm 2017, Việt Nam ghi nhận tỉ lệ thành công trong cấy ghép implant chỉ đạt 76% so với 98.9% tại các nước tiên tiến, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỉ lệ thành công của chúng ta chỉ đạt 76% là do nhiễm trùng sau cấy ghép, trong đó phẫu thuật implant tại các nha khoa tổng quát được xem là nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm trùng.
Để trành những nguy hiểm cho mình khi cấy ghép implant, bạn đọc hãy cẩn thận lựa chọn cho mình một trung tâm nha khoa tốt và chuyên sâu về implant, nơi có những bác sĩ implant tốt nhất và hệ thống phòng phẫu thuật vô trùng tốt nhất.
Để tìm hiểu thêm về cấy ghép răng implant, Hãy liên hệ: Nha khoa quốc tế Lạc Việt , trung tâm chuyên sâu về cấy ghép implant.
Nhập bình luận của bạn